Người thuộc tạng hàn thường có cơ thể thiên về tính lạnh, tay chân dễ bị lạnh, hệ tiêu hóa kém và hay mệt mỏi. Vì vậy, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc cân bằng nhiệt độ cơ thể và cải thiện sức khỏe. Vậy người thể hàn không nên ăn gì? Hãy cùng Sataka tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây.
Người thể hàn có biểu hiện như thế nào?
Theo Lương y Đinh Công Bảy, Hội Dược liệu TP.HCM, “Thực phẩm có tính hàn hay nhiệt đều ảnh hưởng đến cơ thể. Người thể hàn ăn đồ hàn sẽ bị lạnh bụng, khó tiêu. Ngược lại, người thể nhiệt ăn đồ nhiệt sẽ bị nóng trong, nổi mụn”. Vậy làm thế nào để biết bạn có thuộc tạng hàn hay không? Hãy cùng khám phá những dấu hiệu sau đây, để hiểu rõ hơn về cơ thể của bạn.
- Cơ thể lạnh: Thường bị lạnh ngay cả khi thời tiết không quá lạnh, không chịu được môi trường gió hoặc điều hòa. Đặc biệt lòng bàn tay và bàn chân rất dễ lạnh buốt.
- Làn da nhợt nhạt: Da người thể hàn thường khô bong, khá xanh xao, trông nhợt nhạt thiếu sức sống.
- Mồ hôi lạnh: Thường ít đổ mồ hôi khi vận động mạnh. Nhưng thường ra mồ hôi trộm, mồ hôi lạnh.
- Hệ tiêu hóa kém: Khi ăn đồ ăn lạnh dễ bị đau bụng, khó tiêu, nhất là vào buổi sáng. Hay thấy đầy bụng, chướng hơi khi ăn thực phẩm sống, lạnh.
- Đau nhức xương khớp: Vào những ngày gió, lạnh thường bị đau nhức xương khớp. Tê bì chân tay nếu ngồi lâu.
- Huyết áp thấp: Người thể hàn hay bị hoa mắt chóng mặt khi thay đổi tư thế. Mạch của họ cũng khá yếu, dễ bị tụt huyết áp.
- Dễ bị mệt mỏi: Người tạng hàn thường xuyên bị mệt mỏi, thiếu năng lượng và cảm thấy uể oải. Bên cạnh đó, người mang tính hàn cũng rất khó ngủ sâu, thường giật mình dậy trong đêm, vì vậy họ hay cảm thấy buồn ngủ, thiếu sức sống.
- Kinh nguyệt không đều (đối với nữ giới): Đối với nữ giới, thường mang tính âm nhiều, kinh nguyệt không đều, máu kinh có màu sẫm, vón cục. Đặc biệt vào mùa lạnh, nữ mang tính hàn rất dễ bị đau bụng kinh dữ dội.

Người thể hàn không nên ăn gì? Chi tiết danh sách thực phẩm cần tránh
ThS.BS. Nguyễn Thị Hằng, nguyên Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Y học cổ truyền Tuệ Tĩnh, đã chia sẻ: “Việc lựa chọn thực phẩm phù hợp với thể trạng là vô cùng quan trọng. Người thể hàn cần đặc biệt tránh xa các thực phẩm có tính hàn, lạnh để không làm trầm trọng thêm tình trạng sức khỏe vốn đã mong manh.” Vậy người thể hàn không nên ăn gì? Hãy cùng Sataka khám phá chi tiết những loại thực phẩm mà người thể hàn nên kiêng kỵ, để từ đó xây dựng một chế độ dinh dưỡng cân bằng và lành mạnh.
Người thể hàn không nên ăn loại rau củ gì?
Rau củ cũng được phân loại theo tính chất hàn (lạnh) và nhiệt (ấm, nóng). Vì vậy người thể hàn cần lưu ý tránh các loại rau củ có tính hàn là điều cần thiết để giúp duy trì sự cân bằng và cải thiện sức khỏe. Nếu bạn thắc mắc “Người thể hàn không nên ăn gì?”, dưới đây là những loại rau củ có tính hàn mà người thể hàn không nên ăn:
- Rau má: Đây là loại rau có tác dụng thanh nhiệt vì vậy tính hàn của rau má rất mạnh. Nếu người thể hàn ăn nhiều rau má, cơ thể sẽ bị lạnh hơn, dẫn đến đau bụng, tiêu chảy và giảm tuần hoàn máu. Đặc biệt, ăn rau má sống hoặc uống nước rau má quá thường xuyên có thể làm suy yếu hệ tiêu hóa.
- Mồng tơi: Người thể hàn nếu ăn nhiều mồng tơi có thể bị lạnh bụng, đau dạ dày và đi ngoài phân lỏng. Hơn nữa, mồng tơi có chứa chất nhầy, có thể gây khó tiêu đối với những người có hệ tiêu hóa yếu.
- Rau đay: Khi ăn nhiều rau đay, người thể hàn dễ bị lạnh bụng, đau bụng và tiêu chảy. Đặc biệt, phụ nữ có cơ địa lạnh ăn rau đay nhiều có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.

- Dưa chuột: Dưa chuột có tính mát, giúp giải nhiệt và làm đẹp da, nhưng với người thể hàn, ăn nhiều dưa leo có thể gây lạnh bụng, đầy hơi và tiêu hóa kém. Đặc biệt, nếu ăn dưa chuột sống hoặc uống nước ép dưa chuột vào buổi tối, nguy cơ bị đau bụng sẽ cao hơn.
- Khổ qua: Mướp đắng hay còn được gọi là khổ qua, một loại quả có vị đắng, có tính hàn, mang tác dụng giải nhiệt. Nhưng nếu người thể hàn, ăn nhiều khổ qua có thể gây đau bụng, hạ đường huyết đột ngột và suy giảm năng lượng.
Người thể trạng hàn nên kiêng loại trái cây nào?
Người thể hàn không nên ăn gì? Có ăn được trái cây không? Những loại trái cây có thể ăn được? Có thể nói trái cây chứa nhiều nước, chất xơ cùng khoáng chất rất tốt cho sức khỏe. Nhưng người thể hàn cần chú ý lựa chọn sử dụng, tránh thực phẩm có tính hàn, bảo vệ sức khỏe của bản thân. Sau đây là một vài loại trái cây bạn cần nên tránh:
- Dưa hấu: Dưa hấu là loại trái cây rất mát, giải nhiệt mùa hè, nhưng đây cũng là lý do người thể hàn không nên ăn vì tính hàn của dưa hấu rất cao. Khi thời tiết trở lạnh, hoặc tối khuya, người tạng hàn ăn dưa hấu cũng sẽ dễ bị lạnh bụng, uể oải và tinh thần kiệt quệ.
- Dừa: Dù nước dừa và cơm dừa mang lại cảm giác mát lạnh, giải nhiệt, nhưng người có thể trạng hàn, đặc biệt là phụ nữ, nên hạn chế tiêu thụ. Tính hàn của chúng có thể gây lạnh bụng, dẫn đến các cơn co thắt khó chịu, đặc biệt là trong những ngày kinh nguyệt.

- Lê: Người thể hàn khi ăn lê nhiều sẽ dễ gặp tình trạng tiêu chảy, lạnh bụng và giảm tuần hoàn máu. Dù lê khá mát, ngọt dịu nhưng bạn nên hạn chế ăn.
- Thanh long: Người tạng hàn không nên ăn thanh long khi bụng đói hay vào ban đêm. Nếu ăn thanh long quá nhiều có thể bị đầy hơi, khó tiêu và gây mệt mỏi.
Người thể hàn có ăn đồ sống được không?
Khi đặt câu hỏi “Người thể hàn không nên ăn gì?”, câu trả lời được Sataka nghĩ đến đầu tiên đó là thực phẩm sống. Vì theo quan điểm Đông y và khoa học dinh dưỡng hiện đại, thực phẩm sống và lạnh vốn dĩ mang tính hàn cao, gây hại cho người có thể trạng hàn. Vì vậy, hãy tránh xa những món ăn tưởng chừng ngon miệng nhưng tiềm ẩn nguy cơ sau:
- Bò tái, tiết canh: đây là món ăn được cánh mày râu ưa thích, nhưng lại chính là “lưỡi dao” sắc lạnh đối với người thể hàn. Chúng không chỉ khó tiêu hóa mà còn có thể gây lạnh bụng, đầy hơi, suy giảm hệ miễn dịch, và nguy cơ nhiễm ký sinh trùng rình rập.
- Sashimi, sushi, tôm sống, bạch tuộc sống, hay các món nghêu sò ốc nấu tái: những món ăn mang hương vị biển cả tươi ngon lại chính là “kẻ thù” của người thể hàn. Chúng không chỉ tiềm ẩn nguy cơ nhiễm khuẩn (như vi khuẩn Vibrio, Salmonella) mà còn khiến tỳ vị hư hàn, gây ra các vấn đề tiêu hóa khó chịu.

- Trứng lòng đào, trứng trần: món ăn bổ dưỡng nhưng lại mang tính hàn khi chưa được nấu chín kỹ. Chúng có thể gây khó tiêu, thậm chí dẫn đến các vấn đề về đường ruột như nhiễm khuẩn Salmonella.
- Kem, đồ uống lạnh, sinh tố trái cây đông đá: những món giải khát tức thì lại là “cơn ác mộng” đối với người thể hàn. Chúng không chỉ gây lạnh bụng, đau quặn bao tử mà còn làm suy giảm năng lượng, khiến cơ thể mệt mỏi, uể oải.
Ngoài ra bạn có thể sử dụng thêm một số liệu pháp detox hàn khí để hỗ trợ cải thiện cơ thể!
Loại thịt nào người thể hàn không nên ăn?
Trong kho tàng ẩm thực Đông phương, việc lựa chọn chế độ ăn cho người thể hàn được xem là yếu tố then chốt để duy trì sức khỏe và sự cân bằng. Vậy liệu bạn có thắc mắc người thể hàn không nên ăn gì bao giờ chưa? Người thể hàn có ăn nên ăn thịt vịt không?

Thịt vịt có vô vàn dưỡng chất thiết yếu như protein, đạm và chất béo tốt, nhưng người tạng hàn cần lưu ý rằng thịt vịt, cùng các loại thịt cùng họ hàng như ngan, ngỗng đều mang tính hàn đặc trưng. Ngay cả baba và thậm chí cả thịt trâu cũng là thực phẩm người thể hàn nên kiêng cử. Nếu tiêu thụ không đúng cách, hoặc với lượng lớn, chúng có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của người thể hàn. Từ các vấn đề tiêu hóa như lạnh bụng, tiêu chảy, đến sự suy giảm tuần hoàn máu và tăng nguy cơ mắc các bệnh lý khác.
Người tạng hàn có ăn được hải sản không?
Hải sản với nguồn dưỡng chất dồi dào và hương vị tươi ngon đặc trưng, từ lâu đã trở thành một phần không thể thiếu trong bữa ăn của nhiều gia đình. Tuy nhiên trong Đông y, nhiều loại hải sản có tính lạnh cao, dễ làm suy yếu khí huyết và ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của người thể hàn. Nếu ăn quá nhiều, người thể hàn có thể gặp các triệu chứng như lạnh bụng, tiêu chảy, đau nhức xương khớp và suy giảm tuần hoàn máu. Vậy người thể hàn không nên ăn gì? Loại hải sản nào cần tránh? Cùng Sataka tìm hiểu ngay sau đây:
- Cua biển, cua đồng: Các loại cua nói chung, đặc biệt là cua biển, có tính hàn mạnh. Tuy thơm ngon và giàu dinh dưỡng, nhưng với người thể hàn, ăn cua dễ gây lạnh bụng, tiêu chảy, đau bụng co thắt, nhất là khi ăn kèm với rau sống hoặc nước đá.
- Sứa biển: Món gỏi sứa, với sự kết hợp của sứa tươi giòn và rau sống thanh mát, thường được nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên, đối với người có thể trạng hàn, đây lại là một sự kết hợp “lạnh lẽo” cần tránh. Rau sống, vốn mang tính hàn tự nhiên, khi kết hợp cùng sứa có tính hàn cao, sẽ tạo ra một “cơn lốc lạnh” trong cơ thể, gây rối loạn tiêu hóa, đau bụng, và ảnh hưởng tiêu cực đến hệ tuần hoàn máu.
- Tôm biển: Mặc dù tôm giàu dưỡng chất như protein và canxi, nhưng tôm biển có tính hàn, đặc biệt là khi ăn kèm với thực phẩm lạnh như rau sống hoặc bia. Người thể hàn ăn tôm nhiều có thể bị lạnh bụng, đau dạ dày hoặc tiêu chảy.

- Nghêu, sò, ốc, hến: Trong những buổi tụ họp đêm khuya, các món ốc chế biến đơn giản, kết hợp cùng bia lạnh luôn là lựa chọn hàng đầu của nhiều người. Tuy nhiên, đối với người thể hàn, sự kết hợp này lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe. Tính hàn của hải sản có thể gây ra các triệu chứng khó chịu như đau lạnh bụng, tiêu hóa kém, chướng bụng và đầy hơi.
- Cá nước lạnh (cá basa, cá thu, cá hồi): Các loại cá sống ở vùng nước lạnh sâu thẳm như cá basa, cá hồi, cá thu mang trong mình tính hàn đặc trưng. Đối với người có thể trạng hàn, việc tiêu thụ quá nhiều những loại cá này có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Thực phẩm lạnh này sẽ làm chậm quá trình tiêu hóa, gây đầy hơi, chướng bụng, khiến cơ thể khó chịu. Không chỉ vậy, chúng còn có thể làm lạnh các chi, khiến tay chân tê buốt, ảnh hưởng đến sự linh hoạt và sức khỏe.
Người thể hàn có uống được nước lạnh không?
Khi đã hiểu được danh sách thực phẩm người thể hàn không nên ăn gì, bạn cũng cần phải biết được thể trạng hàn cần tránh những thức uống gì. Người thể trạng hàn cần đặc biệt lưu ý đến các loại đồ uống, bởi nhiều loại nước giải khát quen thuộc lại mang tính hàn, không phù hợp với thể trạng này. Theo quan điểm của Đông y, các loại nước uống như nước đá, nước dừa, nước mía, nước ép trái cây lạnh và các loại nước mát thanh nhiệt (sâm thảo mộc, rau má, nước đậu đen…) đều có tính hàn.

Việc tiêu thụ những loại đồ uống này có thể khiến người thể hàn cảm thấy lạnh bụng, đầy hơi, khó tiêu, thậm chí là tiêu chảy. Ngoài ra, tính hàn của các loại đồ uống này còn có thể ảnh hưởng đến tuần hoàn máu, làm giảm sự lưu thông khí huyết, gây ra cảm giác mệt mỏi, uể oải. Do đó, người thể hàn nên hạn chế hoặc tránh uống các loại đồ uống này để bảo vệ sức khỏe. Thay vào đó, họ nên ưu tiên các loại đồ uống ấm nóng như trà gừng, trà quế, hoặc nước ấm để giữ ấm cơ thể và tăng cường dương khí.
Bên cạnh đó, để có thể tìm ra phương pháp cải thiện sức khỏe cho người thể hàn, người dùng có thể tham khảo thêm Cách đẩy hàn khí ra khỏi cơ thể
Những thực phẩm người thể hàn nên ăn
Nếu đã biết được người thể hàn không nên ăn gì, cần tránh uống gì, vậy một câu hỏi được đặt ra là “Người thể hàn nên ăn gì?”. Sử dụng các món ăn có tính hàn sẽ khiến cơ thể vốn đã thiếu ấm áp càng trở nên lạnh lẽo, dẫn đến hàng loạt vấn đề như rối loạn tiêu hóa, giảm tuần hoàn máu và tăng nguy cơ mắc các bệnh lý khác. Để xua tan nỗi lo lắng đó, Sataka sẽ chia sẻ cho bạn danh sách những thực phẩm mà người thể hàn nên ưu tiên, giúp cân bằng hàn khí và tăng cường sức khỏe.
- Gia vị: Sử dụng các gia vị mang tính chất cay, nồng như tiêu, gừng, tỏi, ớt, quế, hồi, đinh hương… sẽ giúp làm ấm cơ thể cho người thể hàn, tăng tuần hoàn máu và giữ nhiệt cơ thể.
- Thịt: Một vài loại thịt đỏ như thịt nai, thịt bò hay thịt trắng như thịt gà ta đều là loại thịt có tính nóng, mang lại sự ấm áp cho cơ thể, rất phù hợp cho người thể trạng hàn.
- Cá: Một số loại cá có tính ấm và tình bình như cá diếc, cá mè, cá chép khi được chế biến với các gia vị cay, nồng sẽ hỗ trợ trung hòa tính hàn, tăng cường tính ấm cho món ăn.
- Rau củ: Hẹ, hành, sả và rau răm, với hương vị hăng nồng đặc trưng, đều mang tính ấm. Trong ẩm thực, chúng thường được kết hợp khéo léo với các loại hải sản có tính hàn, tạo nên sự cân bằng hài hòa, giúp giảm bớt tính lạnh của hải sản.
- Đồ uống: Người thể hàn nên ưu tiên sử dụng nước ấm thay vì nước lạnh hay nước đá. Đồng thời, các loại trà thảo mộc như trà gừng cay nồng, trà quế ấm áp, hay trà chanh mật ong nóng không chỉ giúp xua tan khí hàn trong cơ thể, mà còn mang lại cảm giác thư thái và dễ chịu.
- Trái cây: Các loại trái cây nhiệt đới như mít, xoài, sầu riêng, vải, chôm chôm, măng cụt,… với hương vị ngọt ngào và tính ấm đặc trưng, rất phù hợp với người có thể trạng hàn. Tuy nhiên, dù yêu thích đến đâu, cũng nên thưởng thức một cách điều độ để tránh tình trạng nóng trong và nổi mụn.
Bạn có thể tham khảo thêm bài viết Ăn gì để tăng dương khí để bổ sung thêm những thực phẩm có tính nóng, trung hòa hàn khí trong cơ thể.
Kết luận
Qua bài viết trên, Sataka hy vọng đã giúp bạn giải đáp thắc mắc về việc “Người thể hàn không nên ăn gì”. Với những chia sẻ chi tiết trên, mong rằng những người có thể trạng hàn sẽ có thể xây dựng một chế độ ăn uống khoa học và cân bằng, từ đó hạn chế tối đa việc tiêu thụ các thực phẩm có tính hàn, giúp cơ thể khỏe mạnh và tràn đầy năng lượng.
Để lại một bình luận